Mặc dù hiện nay mọi người đều sử dụng máy chiếu kết nối không dây nhưng vẫn còn không ít người còn dùng tới các cổng kết nối thông thường nhưng liệu họ có biết nó là gì và sử dụng như thế nào hay không? Để hiểu rõ hơn hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn kiến thức về các cổng kết nối trên máy chiếu nhé.
1. Cổng HDMI
Đối với những sản phẩm đời cũ thì chỉ có những model nào trên 8 triệu mới được trang bị nhưng giờ đây bạn chỉ cần bỏ ra 3 triệu đồng là đã sở hữu được một chiếc máy chiếu có cổng HDMI rồi. Cổng này được xem là cực kỳ quan trọng bởi nhận tín hiệu hình ảnh từ các thiết bị khác như máy tính, Laptop,… khi người dùng kết nối mà cho chất lượng hình ảnh rõ nét và chính xác hơn nhiều so với VGA.
Nó được trang bị trên nhiều thiết bị cao cấp đời mới như đầu K+, Android Tivi Box, Laptop, máy tính,.. và không chỉ truyền hình ảnh mà nó còn có thể truyền tín hiệu âm thanh tới máy chiếu.
2. Cổng VGA
Bất kỳ thiết bị nào đều sở hữu cổng này. VGA chủ yếu là để truyền và nhận tín hiệu hình ảnh, không thể truyền âm thanh. Sẽ có hai cổng chính là VGA IN và VGA Out, tùy thuộc vào thiết bị phát và thiết bị nhận để cắm dây kết nối cho phù hợp.
3. Cổng Audio
Cũng có hai loại cổng là Audio In và Audio Out, mỗi loại sẽ được ký hiệu bằng dòng chữ được viết trên thiết bị đó. Nó chỉ có thể tiếp nhận hoặc xuất tín hiệu âm thanh và không phải dòng máy nào cũng có. Bởi vậy nếu thực sự cần thiết thì mới mua máy chiếu có cổng này.
4. Cổng USB
Khi gắn USB vào cổng USB trên máy chiếu thì hình ảnh và âm thanh sẽ được hiển thị trên màn hình. Đây cũng được coi là một dạng kết nối không dây rất tiện dụng.
Nếu dòng máy nào có ghi USB Type A thì chỉ có thể cung cấp nguồn điện để phục vụ sạc điện thoại. Còn có thêm USB Type B mới cho phép gắn USB 2.0 hoặc 3.0 để định dạng file và trình chiếu.
>>>>>>>>>>>>>> Xem thêm: máy chiếu Hitachi ED-27X
5. Cổng AV ( Comosite )
Là sự kết nối giữa máy chiếu và các thiết bị đầu đĩa, karaoke hoặc Tivi. Nó được nhận biết bởi 3 dây có ba màu là trắng, đỏ và vàng trong đó trắng đỏ là dây âm thanh còn vàng là hình ảnh.
6. Cổng Video và S- Video
Cổng video là cổng truyền tải hình ảnh được sử dụng trên các loại thiết bị đời cũ. Với cổng này thì chất lượng hình ảnh sẽ không được tốt như VGA và HDMI. Còn S-video cũng hoạt động tương tự như Video nhưng nó lại cho kết quả hình ảnh rõ ràng và sắc nét hơn.
7. Cổng Component
Cũng là một cổng truyền tải dữ liệu hình ảnh gồm 3 dây xanh lá, xanh dương và đỏ. Cổng Component có độ chuẩn xác cao và phát tín hiệu tốt.
8. Cổng DVI
Rất phổ biến trong những thiết bị hiện nay. Cổng DVI có thể truyền tải video có độ phân giải cực cao và hỗ trợ tốt các định dạng kỹ thuật số. Nhưng nhược điểm của loại này không xem được các loại đĩa đĩa blue-ray có bản quyền DRM.
9. Cổng MHL
Cổng này thường xuất hiện trong các dòng máy chiếu Optoma giá rẻ, nó thực sự hữu dụng với người dùng khi có thể truyền tải tín hiều hình ảnh, âm thanh và video trực tiếp từ smartphone
10. Cổng LAN
Chắc hầu hết mọi người đều biết công dụng của cổng này là gì rồi đúng không? Chúng ta sẽ phải thiết lập nó như một phần của mạng LAN để chia sẻ dữ liệu từ các thiết bị khác sang máy chiếu.
11. Cổng RS232
Là cổng dùng để nạp phần mềm của máy chiếu. Các dòng máy có cổng này bao gồm: máy chiếu chiếu Infocus IN3124, máy chiếu Optoma PX346, …
12. Cổng 3D
Hiển thị các nội dung 3D từ các nguồn phát 3D khác nhau, thường có trên các dòng máy cao cấp như BenQ, Optoma, ViewSonic,…
13. Cổng IR
Cho phép gắn thiết bị có sóng hồng ngoại như điều khiển từ xa của máy chiếu.
14. Cổng Trigger
Có khả năng cấp nguồn điện cho thiết bị hỗ trợ.
Comment facebook